Thật không quá khi nói các công trình của 10 kiến trúc sư có ảnh hưởng lớn nhất đến nền kiến trúc đương đại là hiện thân cho tương lai, mọi yếu tốt từ kỹ thuật công nghệ, đến hình học đều mang đến sự gợi mở, dẫn dắt và định hướng. Nhiều thế hệ những kiến trúc sư trẻ tài năng hiện tại vẫn đang đắm chìm với những giá trị họ để lại vì sự độc đáo, táo bạo dám khác biệt và đi trước thời đại của họ.
Frank Lloyd Wright - Một tên tuổi lớn
Frank Lloyd Wright sinh năm 1867 là KTS người Mỹ, được coi là một trong những KTS vĩ đại nhất mọi thời đại. Người đã thiết kế hơn 1000 cấu trúc và 532 công trình kiến trúc, ông để lại cho nhân loại khối lượng đồ sộ những công trình cũng như những triết lý và tư tưởng.
Ông nổi tiếng với triết lý hòa hợp không gian thiết kế nội thất và không gian thiết kế nội thất, tư tưởng dung hòa công trình kiến trúc với cảnh quan thiên nhiên của ông cho đến tận ngày hôm nay chưa bao giờ nỗi thời.
Một trong những công trình nổi bật của ông Bảo tàng Guggenheim - New York
Ludwig Mies van der Rohe - Người đặt nền móng cho kiến trúc đương đại
Ludwig Mies van der Rohe là một KTS nổi tiếng người Đức. Ông là một trong những người đặt nền móng cho sự phát triển của trào lưu Kiến trúc Hiện đại của thế kỷ 20 và được xem như cha đẻ của phong cách Kiến trúc tối thiểu (Minimalism). Các công trình của ông luôn nổi bật bởi sự khoa học, hình khối và khuôn phép của sự sắp xếp.
Tòa nhà Seagram - New York
Frank Gehry - Giải phóng mọi giới hạn
Những công trình của Frank Gehry thiết kế vô cùng độc đáo và sáng tạo, như một tác phẩm hội họa trừu tượng, đầy sắc thái hình học. Công trình của ông không có giới hạn về việc sử dụng vật liệu, ông kết hợp và sử dụng vật liệu chẳng giống ai. Các công trình nổi tiếng bằng các đường cong tròn trịa, thường bọc bằng những vật liệu kim loại phản xạ, chúng thực sự kỳ diệu khi được chiếu sáng và phản xạ ánh sáng.
Nationale-Nederlanden Building (Dancing House) - Czechia
Le Corbusier - Kiến trúc sư toàn diện
Le Corbusier là một kiến trúc sư người Thụy Sĩ và Pháp nổi tiếng thế giới. Ông là một trong những người đặt nền móng cho sự phát triển của trào lưu Kiến trúc Hiện đại của thế kỷ 20, cùng với Ludwig Mies van der Rohe, Walter Gropius và Theo van Doesburg.
Ông là tác giả của hệ thống Modulor nổi tiếng, nhà quy hoạch đô thị, họa sĩ, nhà văn và thiết kế nội thất. Để kỷ niệm, hình ông in lên tờ 10 franc của Thụy Sĩ và tên ông được đặt tên đường ở nhiều quốc gia.
Villa Savoye - Paris
Ieoh Ming Pei - Kiến trúc sư của thế kỷ 20
Ieoh Ming Pei được đánh giá là KTS thành công nhất thế kỷ 20, những công trình của ông suốt hiện khắp thế giới. Ông nổi bật với những khối hình lập phương trừu tượng và nghệ thuật sử dụng vật liệu tài tình. Những tác phẩm của ông đều phản ánh sức ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, là sự kết hợp giữa yếu tố hình học phương Tây và lý thuyết phong thủy của châu Á.
Le Grand Louvre - Paris
Renzo Piano
Renzo Piano là KTS có ảnh hướng lớn, làm nên bộ mặt kiến trúc đương đại. Với những công trình độc đáo, giàu tính sáng tạo, ngoài ra những công trình của ông luôn áp dụng những công nghệ mới nhất để xử lý kết cấu và vật liệu. Các công trình của Renzo thiết kế thường có vẻ đẹp khỏe khoắn, kết cấu mạch lạc và sử dụng vật liệu rất lạ.
Auditorium-Parco della Musica - Rome
Tange Kenzo
Ông có tầm nhìn, tư duy bao quát lớn, là KTS của nhiều công trình đồ sộ. Ông say mê Le Corbusier và chính từ đó ông phát triển bản thân với những bản quy hoạch kiến trúc đô thị tầm vĩ mô và nổi tiếng với đồ án Vịnh Tokyo năm 1960. Có thể nói những đóng góp của ông trong việc quy hoạch kiến trúc còn mãi đến tận hôm nay và những giá trị đó sẽ được phát huy mãi.
Sân vận động Quốc gia Yoyogi - Nhật Bản
Zaha Hadid - Một người đàn bà đặc biệt
Một nữ KTS đa tài, một học giả, một họa sĩ, một nhà giáo, bà sinh ra là dành cho nghệ thuật. Các công trình thiết kế của bà có sự hài hòa sâu sắc giữa kiến trúc và nội thất, từ kết cấu cho đến hình thái đều rất đặc biệt, chúng có dáng dấp hội họa và hiện lên như một tác phẩm. Với những đóng góp to lớn của mình cho nền hội họa thế giới và nước nhà, bà được tặng huân chương đế quốc Anh tước Hiệp Sĩ.
The famous Heydar Aliyev Center in Baku - Azerbaijan
Louis Henry Sullivan
Louis Henry Sullivan - một KTS người Mỹ - là "cha đẻ của các tòa nhà chọc trời" và "cha đẻ của chủ nghĩa hiện đại". Ông được coi là người sáng tạo ra các tòa nhà chọc trời hiện đại, là một KTS và nhà phê bình có ảnh hưởng lớn của trường phái kiến trúc Chicago. Ông cũng là một người cố vấn cho Frank Lloyd Wright, và là nguồn cảm hứng cho nhóm kiến trúc sư Chicago, những người đã được biết đến với tên gọi Prairie School.
Cùng với Henry Nelson Richardson và Frank Lloyd Wright, Sullivan là một trong "ba người nổi bật được công nhận của nền kiến trúc Mỹ ". Quan niệm "Mẫu mã đi sau chức năng" là bắt nguồn từ ông mặc dù ông ghi nhận khái niệm này bắt nguồn từ một kiến trúc sư La Mã cổ đại. Năm 1944, ông là KTS thứ hai trong lịch sử được truy tặng Huy chương vàng AIA.
Harold C. Bradley House - Mỹ
Cesar Pelli
Nếu như Louis Henry Sullivan là cha đẻ của những tòa nhà cao tầng, thì Cesar Pelli đã đưa nó lên một tầm cao mới, với chất nghệ thuật, kết cấu, công năng đều được phát triển tối ưu hơn. Trong cả sự nghiệp của mình ông có quá nhiều những công trình đẳng cấp, trong đó điển hình có tòa tháp đôi ở Malaysia và Two International Finance tòa nhà cao nhất Hong Kong.
Tòa Tháp đôi - Malaysia
Trên đây là danh sách 10 kiến trúc sư nổi tiếng có ảnh hưởng lớn nhất đến nền kiến trúc Đương Đại. Mặc dù họ đã mất nhưng những giá trị, di sản mà họ để lại vẫn còn mãi với thời gian.